Trong bài viết giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C#, mời bạn đọc cùng Maker Việt Nam tìm hiểu về các nội dung sau.
- Ngôn ngữ lập trình C# là gì?
- C# dùng để làm gì?
- Nền tảng .Net framework và các phiên bản Visual Studio.
1. Ngôn ngữ lập trình C# là gì?
C# đọc là C Sharp (hoặc C thăng) là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được phát triển bởi Microsoft trên hai ngôn ngữ C++ và Java. Nếu C/C++ là ngôn ngữ lập trình trung tâm của hệ điều hành linux, thì C# là ngôn ngữ viết nên phần lớn phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows. Trang thống kê Slashdata xếp hạng C# là 1 trong 5 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong năm 2019, xếp trên C/C++.
C# có cộng đồng người tham gia đông nhứ 3 trên Stackoverflow. Sự phổ biến này giúp thị trường tuyển dụng C# phát triển với hơn 17.000 công việc C# được quảng cáo mỗi tháng với mức lương trung bình là hơn 72.000 USD.
Hãy lấy đó làm động lưc để đồng hành cùng Maker Việt Nam xuyên suốt tutorial Hướng dẫn lập trình C# nào.
Ưu điểm của C#
Dễ dàng tiếp cận cho người mới bắt đầu
C# là ngôn ngữ gần gũi với các ngôn ngữ lập trình thông dụng như C++ hay Java. Bởi nó được xây dưng trên nền tảng của những ngôn ngữ này. Chính bởi vậy mà nó sẽ được kế thừa những tinh hoa của những ngôn ngữ thông dụng trên. Nếu đã biết qua về Java, bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy nhiều nét tương đồng trong cấu trúc của hai ngôn ngữ lập trình này.
Bên cạnh đó mã nguồn trực quan, dễ đọc, dễ hiều giúp người mới bắt đầu dễ dàng tiếp cập với ngôn ngữ lập trình này. Tuy nhiên, để học chuyên sâu về C# bạn có thể sẽ phải dành ra nhiều thời gian hơn so với những ngôn ngữ lập trình khác vì tính đa dạng của ngôn ngữ này.
Trình biên dịch miễn phí, tính năng tuyệt vời
Visual Studio hẳn không là công cụ lập trình xa lạ. Giao diện đẹp mắt, tính năng đa dạng là những ưu điểm của Visual Studio. Đặc biệt, những tính năng này được phát triển một cách hoàn hảo dánh riêng cho việc lập trình C#.
Visual Studio còn tích hợp hệ thống quản lý thư viện Nuget Package giúp người dùng dễ dàng cài đặt thư viện mới.
Thư viện phong phú, dễ dàng sử dụng
Ví dụ, bạn cần 1 thư viện để làm việc với file dữ liệu định dạng json (hy vọng Maker sẽ có bài viết liên quan đến json), việc bạn cần làm gồm 3 bước sau
- Gõ tìm kiếm: “c# json package”
- Chọn kết quả trả về đầu tiên từ trang Nuget, lấy câu lệnh cài đặt package
- Dán câu lệnh vào trình biên soạn Visual Studio.
2. C# dùng để làm gì?
Bên cạnh việc được sử dụng để phát triển các phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows. Ngôn ngữ lập trình C# còn được sử dụng để lập trình web (nền tảng asp.net); viết ứng dụng Android, iOS (nền tảng Xamarin)…
C# còn được sử dụng trong công nghiệp, nhiều nhà sản xuất thiết bị công nghiệp lựa chọn C# là ngôn ngữ lập trình trong các thiết bị của họ, bởi tính đa năng, giao diện HMI đẹp mắt.
3. .Net Framework và các phiên bản Visual Studio hiện hành.
Nói dễ hiểu thì .Net là môi trường để chạy các ứng dụng viết trên nền tảng này (hầu hết các ứng dụng viết bằng C# đều được phát triển trên nền tảng này). Môi trường này là môi trường phần mềm, (khác với môi trường phần cứng) là một máy ảo cung cấp các tính năng bảo mật, quản lý bộ nhớ, xử lý ngoại lệ…
Các phiên bản .Net, C# và Visual Studio thường được ra mắt với nhau có tính ràng buộc và kế thừa các phiên bản cũ. Ví dụ, phiên bản Visual Studio 2015 chỉ có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng chạy trên .Net Framework 4.6 trở về trước, và chỉ có thể chạy phiên bản C# tối đa là C# 6.0
(Lưu ý: .Net framework sẽ được cài đặt chung với Visual Studio)
Nếu bạn đang có dự định viết chương trình C# quy mô lớn, bạn cần tham khảo trước các tính năng của từng phiên bản C# và .Net tại Wikipedia. Trong trường hợp bạn gặp lỗi khi build source code tải về từ đâu đó, hãy xem xét xem, phiên bản .Net source code đang sử dụng và phiên bản Visual Studio bạn đang sử dụng có tương thích với nhau không.
Trên đây là bài viết Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C#, mở đầu cho tutorial Hướng dẫn lập trình C# của Maker Việt Nam. Trong bài viết tới, chúng ta sẽ cùng Viết chương trình Hello word trong C#.
Đừng quên đăng kí thành viên tại Maker Việt Nam để nhận thông báo về những bài viết mới nhất trong tutorial Hướng dẫn lập trình C#.
Để lại comment ở phần bình luận nếu bạn có bất kì thắc mắc về nội dung hay cần hỗ trợ gỡ lỗi. Maker Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email editors@maker.com.vn
👏