Skip to main content
IOT ESP8266 Maker Việt Nam

IoT ESP8266 – Lập trình IoT sử dụng ESP8266 – [Bài 1] Giới thiệu

Lời mở đầu – IoT ESP8266

Đây là bài mở đầu của chuỗi bài hướng dẫn (tutorial) lập trình IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) sử dụng chip WiFi ESP8266 (IoT ESP8266) do Maker Việt Nam biên soạn. Bài viết này sẽ tổng hợp những nội dung mà tutorial này đề cập đến, nhằm giúp bạn thuận tiện hơn khi theo dõi tutorial.

Maker Việt Nam sẽ cố gắng biên soạn chuỗi bài này sát với những nội dung được tổng hợp trong bài viết này. Tuy nhiên, vì tutorial này được biện soạn và công bố theo từng bài đăng nên nội dung có thể thiếu sót, hoặc được bổ sung thêm. Mọi ý kiến đóng góp; báo lỗi; yêu cầu thêm/ sửa nội dung; thắc mắc… ngoài phần comment dưới mỗi bài viết, bạn có thể gửi email về địa chỉ editors@localhost

Maker Việt Nam kêu gọi sự đóng góp của các bạn để xây dựng cộng đồng lớn mạnh hơn. Mọi yêu cầu trở thành cộng tác viên xin gửi về địa chỉ email editors@localhost. Maker Việt Nam tôn trọng quyền tác giả của mỗi bài viết.

Nội dung đề cập

Mục đích cuối cùng của tutorial là giúp người đọc tiếp cận với IoT. Kết thúc tutorial này:

  • Thông qua máy chủ điện toán đám mây của IBM, bạn sẽ có thể điều khiển đèn (led) trong nhà trực tiếp, hoặc theo dữ liệu từ cảm biến, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong nhà.
  • Sử dụng điện thoại thông minh IOS hoặc Android, điều khiển thiết bị trong nhà bằng giọng nói thông qua Amazon Alexa. (Yêu cầu có thẻ tín dụng để tạo tài khoản sử dụng dịch vụ của Amazon, chi phí 1$)

Những nội dung chính mà tutorial này sẽ đề cập đến:

  • Cài đặt môi trường lập trình ESP8266: Sử dụng nền tảng PlatformIO trên Windows
  • Lập trình GPIO ESP8266
  • Đọc dữ liệu từ cảm biến ánh sáng
  • Đọc dữ liệu từ cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11
  • Sợ lược về Javascript, Nodejs
  • Làm việc với IBM cloud (Bluemix, Node-red)
  • Làm việc với Amazon Web Service (Lambda, Alexa)

Chuẩn bị

  • Module ESP8266 – NodeUSB (Trong tutorial này, mình sẽ dùng NodeUSB của chính Maker Việt Nam phát triển. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng các module ESP8266 khác trên thị trường, ví dụ: ESP01, NodeMCU)
  • Module cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT21
  • Relay

Để lại comment ở phần bình luận nếu bạn có bất kì thắc mắc về nội dung hay cần hỗ trợ gỡ lỗi. Maker Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email editors@maker.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *